Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền NamKỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam
Đảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban NguyễnĐảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban Nguyễn
Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5
Thác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang VũThác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang Vũ
Tiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế ĐứcTiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế Đức
Lợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn BanLợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn Ban
Hoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh TrungHoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh Trung
Nét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy ĐằngNét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy Đằng

Trải nghiệm văn hóa các DTTS ở thành phố Kon Tum


Ngày đăng: 19-03-2025

Thời gian gần đây xu hướng trải nghiệm văn hóa truyền thống đang ngày càng “nở rộ”, được nhiều người dân, du khách yêu thích và lựa chọn. Chính vì thế, các khu du lịch, địa điểm tham quan ở thành phố Kon Tum đã tập trung phát triển hoạt động trải nghiệm với nhiều nội dung đa dạng, hấp dẫn.

Làng du lịch cộng đồng Kon K’tu (xã Đăk Rơ Wa) vào mỗi dịp lễ, tết, du khách lại bị thu hút bởi hương thơm ngào ngạt của những món ăn truyền thống của người Ba Na được nấu và bày bán tại chỗ. Từ những nguyên liệu đơn giản lấy từ vườn nhà, với sự tâm huyết và bàn tay khéo léo của người dân đã tạo ra nhiều món ăn phong phú như lá mì xào, đu đủ giã, thịt nướng trộn muối ớt, gà nướng, cơm lam. Chị Y Thoang- quản lý homestay Hnam Gya chia sẻ: Những món ăn đều sử dụng nguyên liệu cùng cách làm truyền thống của người Ba Na. Tùy vào từng mùa trong năm, chúng tôi sẽ thay đổi thực đơn để phục vụ du khách tới tham quan với mức giá từ 30.000 - 250.000 đồng/món.

Chị Trần Thị Lan (37 tuổi), du khách đến từ Phú Yên đã cùng gia đình đến trải nghiệm các món ăn Ba Na tại Làng du lịch cộng đồng Kon K’tu. “Tôi cảm thấy vô cùng thú vị và ấn tượng bởi được tận mắt chứng kiến toàn bộ quá trình chế biến không quá cầu kì nhưng lại tạo nên sự hòa quyện của nhiều hương vị như cay, đắng, tuy lạ miệng nhưng lại không hề khó ăn. Tôi nhất định sẽ cùng bạn bè và người thân quay lại vùng đất với nhiều nét văn hóa, ẩm thực đặc sắc này”- chị Lan cho hay.

Học sinh trải nghiệm nghề dệt thổ cẩm dân tộc Ba Na ở làng du lịch cộng đồng Kon K’tu . Ảnh: M.V 

Bên cạnh gian hàng ẩm thực truyền thống, khi đến tham quan tại làng Kon K’tu, du khách còn được trải nghiệm nhiều hoạt động văn hóa mang đậm bản sắc địa phương như dệt thổ cẩm, đan lát, tạc tượng, biểu diễn cồng chiêng, phục dựng lễ cúng lúa mới.

Anh A Kâm- Tổ trưởng Tổ hợp tác dịch vụ du lịch làng Kon K’tu cho biết: Nhằm giới thiệu những nét đẹp văn hóa dân tộc Ba Na, thời gian qua, chúng tôi đã tổ chức các hoạt động như ca múa nhạc dân tộc, giới thiệu văn hóa ẩm thực, đồ thổ cẩm, đan lát, tượng gỗ và nhận được sự hưởng ứng của đông đảo du khách. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tổ chức đa dạng các hoạt động vừa giúp đáp ứng nhu cầu giải trí của người dân vừa góp phần gìn giữ, phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc.

Vài năm trở lại đây, Bảo tàng- Thư viện tỉnh trở thành địa chỉ, điểm đến quen thuộc của đông đảo người dân và du khách. Không chỉ bởi hoạt động trưng bày thường xuyên, chuyên đề với nội dung đa dạng, phong phú, mà còn hút khách bằng các hoạt động trải nghiệm thú vị, hấp dẫn về văn hóa dân tộc, đáp ứng nhu cầu tham quan, vui chơi giải trí của du khách. Qua đó, góp phần tích cực vào việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc.

Từ năm 2016, nhằm đổi mới, đa dạng hóa các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống hiện đại, Bảo tàng- Thư viện tỉnh tổ chức hoạt động “trải nghiệm và khám phá” vào dịp lễ, tết, ngày hội lớn trong năm. Tại các hoạt động, không chỉ giới thiệu nét đẹp cồng chiêng - xoang, các nghề truyền thống, các trò chơi dân gian, nhạc cụ dân tộc để chiêm ngưỡng, cảm nhận. Hoạt động còn làm cầu nối giúp mọi người tìm hiểu, làm quen, trải nghiệm cùng văn hóa dân tộc bằng cách trực tiếp tham gia chế tác, sử dụng sản phẩm nhờ sự hướng dẫn của các nghệ nhân.

Người dân, du khách trải nghiệm văn hóa các DTTS tại Bảo tàng - Thư viện tỉnh. Ảnh: MV 

Cùng với đó, hàng năm, mỗi dịp đầu Xuân, Bảo tàng - Thư viện tỉnh tổ chức chương trình “Trình diễn - trải nghiệm Di sản văn hóa truyền thống” thu hút hàng trăm nghệ nhân và người dân tham gia. Để thực hiện tốt chương trình, Bảo tàng - Thư viện tỉnh đã mời các nghệ nhân và đoàn nghệ nhân có nhiều kinh nghiệm trong nghề dệt thổ cẩm, đan lát, tạc tượng gỗ, trò chơi dân gian và sử dụng nhạc cụ truyền thống của các dân tộc như: Ba Na, Gia Rai, Gié - Triêng, Xơ Đăng, Mường để trình diễn, giới thiệu và hướng dẫn người dân, du khách trải nghiệm. 

Với nội dung phong phú, đa dạng, hoạt động trải nghiệm về văn hóa các dân tộc đang là hướng đi đúng của Bảo tàng - Thư viện tỉnh trong thời gian qua, dần trở thành điểm đến thu hút du khách, bảo tồn được bản sắc văn hóa các dân tộc, mở ra sân chơi, điểm đến bổ ích.

Mai Vàng

Nguồn: Báo Kon Tum (Đăng ngày 14/03/2025)

TIN TỨC LIÊN QUAN

KON TUM – VÙNG ĐẤT HUYỀN THOẠI TỎA SÁNG TẠI TRIỂN LÃM “KHÔNG GIAN DU LỊCH, DI SẢN VĂN HÓA, DANH THẮNG VÀ SẢN PHẨM THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM”

Tối ngày 27/4/2025, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh thành phố Huế, Triển lãm “Không gian Du lịch, Di sản văn hóa, Danh thắng và Sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam” đã long trọng khai mạc, quy tụ 29 tỉnh, thành trên cả nước cùng những sắc màu văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc. Giữa dòng chảy đa sắc ấy, Kon Tum – vùng đất đại ngàn Tây Nguyên, với không gian trưng bày đầy tinh tế và chiều sâu, đã thực sự tỏa sáng, để lại dấu ấn mạnh mẽ trong lòng du khách.

Kon Tum phê duyệt quy hoạch phân khu trọng điểm tại Khu du lịch Măng Đen

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 231/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phân khu MĐ1 thuộc phân khu 1- Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Măng Đen, huyện Kon Plông đến năm 2045.

Kon Rẫy: Vùng đất giàu nét đẹp văn hóa, lịch sử

Nằm giữa đại ngàn Tây Nguyên, huyện Kon Rẫy từ lâu được biết đến là vùng đất sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hòa quyện cùng chiều sâu văn hóa truyền thống, lưu giữ những giá trị lịch sử hào hùng. Nơi đây còn là “cái nôi” nuôi dưỡng và phát triển một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng của cộng đồng các DTTS tại chỗ.

VITM HÀ NỘI 2025: KIẾN TẠO TƯƠNG LAI XANH CHO DU LỊCH VIỆT NAM

Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam (VITM) Hà Nội 2025 diễn ra từ ngày 10 đến 13 tháng 4 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (I.C.E Hà Nội), đánh dấu một bước tiến quan trọng trong hành trình "xanh hóa" ngành du lịch Việt Nam. Sự kiện thường niên do Liên chi hội Lữ hành Việt Nam (VISTA) tổ chức dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội Du lịch Việt Nam và bảo trợ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,