Đảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban NguyễnĐảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban Nguyễn
Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5
Thác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang VũThác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang Vũ
Tiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế ĐứcTiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế Đức
Lợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn BanLợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn Ban
Hoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh TrungHoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh Trung
Nét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy ĐằngNét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy Đằng

Ngành du lịch đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số phục vụ thí điểm đón khách quốc tế


Ngày đăng: 16-09-2021

Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số trong bối cảnh đại dịch, ngành du lịch đã sớm chủ động đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số. Đặc biệt là ứng dụng Du lịch Việt Nam an toàn để hỗ trợ cho kế hoạch thí điểm sử dụng “hộ chiếu vắc xin” phục vụ đón khách quốc tế.

Tích hợp nhiều tính năng nổi bật

Ông Hoàng Quốc Hòa, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin du lịch (Tổng cục Du lịch) cho biết, ứng dụng Du lịch Việt Nam an toàn được triển khai xây dựng theo sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng nhằm mang lại cho du khách một công cụ đồng hành hữu ích trong bối cảnh dịch bệnh.

Đây một nền tảng tích hợp đa tiện ích quan trọng như bản đồ số du lịch an toàn, liên thông dữ liệu y tế về tình hình dịch bệnh ở các địa phương, cung cấp thông tin các cơ sở dịch vụ du lịch an toàn, cơ sở y tế, hồ sơ sức khỏe, bảo hiểm, khám phá điểm đến, quản lý tour du lịch, mua sắm…

Với mục tiêu hỗ trợ du khách những thông tin du lịch an toàn để yên tâm khi đi du lịch trong điều kiện bình thường mới, ứng dụng cung cấp một hệ sinh thái tiện ích thông minh với nhiều tính năng nổi bật.

Ngành du lịch đẩy mạnh ứng dụng công nghệ phục vụ thí điểm đón khách quốc tế - Ảnh 1.

Giao diện App Du lịch Việt Nam an toàn

Đầu tiên là Hệ thống chứng nhận tiêm chủng vắc-xin COVID-19 được Tổng cục Du lịch xây dựng tương thích với tiêu chuẩn châu Âu (được Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA khuyến cáo sử dụng và đề xuất là tiêu chuẩn toàn cầu).

Tiếp đến là các tính năng hỗ trợ du lịch an toàn giúp người dùng có thể sử dụng tính năng bản đồ số để tra cứu điểm đến an toàn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện tiêu chí an toàn tại các cơ sở lưu trú, tờ khai y tế theo quy định của Bộ Y tế, khai báo và đánh giá an toàn COVID-19 tại địa chỉ https://safe.tourism.com.vn đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch.

Đặc biệt, tính năng "Phản ánh" hỗ trợ du khách gửi thông tin phản ánh có kèm hình ảnh, video tới cơ quan chức năng về chất lượng, dịch vụ của cơ sở kinh doanh. Các phản ánh sẽ được chuyển đến Tổng cục Du lịch và các cơ quan chức năng liên quan để kiểm tra, xác minh và xử lý theo quy định.

Ngoài ra App còn tích hợp thẻ du lịch số (Digital Travel Card) hỗ trợ khách thực hiện các giao dịch thương mại điện tử, thanh toán các dịch vụ giải trí, mua vé điện tử, vé giao thông, quản lý tour du lịch, bảo hiểm du lịch…

Bên cạnh đó ứng dụng Du lịch Việt Nam an toàn cũng tích hợp nhiều tiện ích phục vụ khách như tra cứu công ty lữ hành, cơ sở lưu trú, khám phá điểm đến, sản phẩm mới…

Sẵn sàng vận hành hỗ trợ thí điểm đón khách quốc tế

Ông Hoàng Quốc Hòa cho biết, việc thí điểm đón khách quốc tế được đặt ra yêu cầu cao nhất là đảm bảo an toàn, ứng dụng tích hợp hệ thống chứng nhận tiêm chủng vắc-xin COVID-19 được xây dựng theo tiêu chuẩn châu Âu, đáp ứng những quy định về an ninh, an toàn và bảo mật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đến và đi của khách quốc tế.

Một điểm quan trọng nữa là hệ thống được xây dựng trên cơ sở phối hợp liên ngành giữa du lịch, y tế, thông tin truyền thông, ngoại giao, xuất nhập cảnh… đảm bảo dữ liệu được xác thực, liên thông và đồng nhất. Qua đó, sẽ góp phần sàng lọc, bảo đảm an toàn dịch tễ khi đón khách vào Việt Nam.

Hệ thống cung cấp quy trình thủ tục kiểm soát, xác thực, cập nhật hồ sơ y tế của khách quốc tế từ trước khi nhập cảnh vào Việt Nam, lúc nhập cảnh vào Việt Nam, trong quá trình khách đi lại, du lịch ở Việt Nam và cho đến khi khách xuất cảnh rời Việt Nam.

Ngành du lịch đẩy mạnh ứng dụng công nghệ phục vụ thí điểm đón khách quốc tế - Ảnh 2.

Sẵn sàng vận hành hỗ trợ thí điểm đón khách quốc tế tại Phú Quốc

Hệ thống cấp cho du khách một mã QR định danh duy nhất sử dụng trong quá trình du lịch ở Việt Nam, từ đó có thể truy xuất và lưu trữ, cập nhật thông tin y tế của khách (tiêm chủng, xét nghiệm...).

Khi hoạt động du lịch quốc tế được mở trở lại, hệ thống chứng nhận tiêm chủng vắc-xin COVID-19 được coi là công cụ quan trọng hàng đầu góp phần bảo đảm phòng chống dịch bệnh, du lịch an toàn.

Trong quá trình xây dựng và phát triển ứng dụng này, Tổng cục Du lịch luôn có sự phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan thuộc Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an để bảo đảm liên thông các dữ liệu, quy trình cần thiết.

Hiện nay, Tổng cục Du lịch đã sẵn sàng các phương án đào tạo, hỗ trợ và hướng dẫn khách du lịch, các đối tượng liên quan như công ty lữ hành, cơ sở lưu trú... thông qua nhiều kênh như website, email, hotline 19006888, điện thoại di động và các nền tảng zalo, viber, whatsApp phù hợp theo thói quen, văn hóa sử dụng của các thị trường khách quốc tế.

Tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện trong quá trình triển khai

Ông Hoàng Quốc Hòa cho biết, từ khi ra mắt, ứng dụng Du lịch Việt Nam an toàn được thường xuyên cải tiến, cập nhật các phiên bản mới trên kho ứng dụng. Vừa qua, Trung tâm Thông tin du lịch đã triển khai một đợt nâng cấp đồng bộ và toàn diện ứng dụng để kịp thời phục vụ hiệu quả thí điểm mở cửa du lịch quốc tế ở Phú Quốc. Trong đó, tập trung vào đổi mới giao diện, đồ họa, nâng cấp và bổ sung các tính năng bảo đảm du lịch an toàn, đồng thời mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng trong quá trình du lịch ở Việt Nam.

Về việc triển khai ở cấp địa phương, để bảo đảm an toàn tại các cơ sở lưu trú du lịch cũng như các cơ sở dịch vụ khác phục vụ khách du lịch trong bối cảnh dịch bệnh, từ cuối năm 2020 đến nay Lãnh đạo Bộ VHTTDL đã ban hành các văn bản chỉ đạo yêu cầu các địa phương đôn đốc các cơ sở này đăng ký và thường xuyên thực hiện khai báo an toàn COVID-19 trên website https://safe.tourism.com.vn, liên thông hiển thị trên ứng dụng Du lịch Việt Nam an toàn.

Ngành du lịch đẩy mạnh ứng dụng công nghệ phục vụ thí điểm đón khách quốc tế - Ảnh 3.

Khai báo và đánh giá an toàn COVID-19 đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch.

Trong quá trình triển khai, nhiều cơ sở lưu trú đã chủ động dán mã QR tại những địa điểm thuận tiện tại cơ sở, sáng tạo trong thiết kế logo nhận diện để du khách dễ dàng kiểm tra, đánh giá, từ đó góp phần vào công tác kiểm soát và phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Đến nay, hệ thống đã ghi nhận gần 14.000 cơ sở đăng ký và khai báo an toàn COVID-19. Công tác này được triển khai tại 63 tỉnh thành trên cả nước, trong đó có những địa phương tích cực trong việc đánh giá an toàn COVID-19 có thể kể đến như Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Hà Nội…

Trong thời gian tới, Trung tâm Thông tin du lịch sẽ tiếp tục lắng nghe các ý kiến phản hồi của người dùng, thường xuyên rà soát, nâng cấp ứng dụng nhằm đáp ứng các yêu cầu mới trong quá trình phục hồi và phát triển du lịch, hỗ trợ hiệu quả nhất cho tất cả các đối tượng khách du lịch quốc tế, nội địa và ra nước ngoài.

"Chúng tôi hy vọng ứng dụng Du lịch Việt Nam an toàn sẽ đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu và mong muốn của du khách, trở thành một công cụ đồng hành tin cậy cho du khách trong mỗi hành trình du lịch, góp phần thúc đẩy ngành du lịch vượt qua khó khăn, phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới" - Ông Hoàng Quang Hòa chia sẻ./.

Minh Khánh

Nguồn Bộ VHTTDL

 

TIN TỨC LIÊN QUAN

Phát động Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”

Sáng 20/3, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc phát động Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thanh Lâm - Thứ trưởng Bộ TT&TT; bà Trần Thị Thu Đông - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và đại diện một số bộ, ban, ngành Trung ương và nhà tài trợ.

Độc đáo đàn T’rưng nước của người Gia Rai

Với những người yêu mến văn hóa truyền thống của các DTTS, mỗi lần gặp nghệ nhân ưu tú A Huynh (làng Chốt, thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy) lại thêm một sự bất ngờ, thú vị. Lần này, điều mới mẻ, đáng ngưỡng mộ chính là anh đã làm sống lại đàn T’rưng nước của người Gia Rai.

Nữ nghệ nhân tiêu biểu của người Hà Lăng

Đã qua tuổi 70, bà Y Rưa (xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy), vẫn nhanh nhẹn, khỏe khoắn, tích cực tham gia bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo) - một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây. Bà cho biết: “Trước đây, khi chưa biết dệt các tấm thổ cẩm, người Xơ Đăng chủ yếu mặc trang phục bằng vỏ cây, dây rừng. Thường chúng tôi chọn vỏ của cây hmúa và cây gdua để làm. Hai loại cây này mọc nhiều ở rừng, có vỏ vừa đủ độ rộng, dài, dẻo, mềm và bền thích hợp làm tấm khố, váy, áo”.