Đảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban NguyễnĐảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban Nguyễn
Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5
Thác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang VũThác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang Vũ
Tiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế ĐứcTiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế Đức
Lợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn BanLợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn Ban
Hoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh TrungHoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh Trung
Nét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy ĐằngNét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy Đằng

“Giữ hồn” văn hóa dân tộc Brâu


Ngày đăng: 18-03-2024

Không chỉ là cầu nối tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với người dân, già làng A Dua (49 tuổi, ở thôn Đăk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi) còn làm tốt vai trò trong vận động đồng bào giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, thực hiện nếp sống văn minh ở khu dân cư.

Sinh ra, lớn lên và đắm mình trong không gian văn hóa dân tộc Brâu của cha ông mình, ông A Dua sớm được tiếp cận với nghề truyền thống và nhạc cụ dân tộc. Năm 15 tuổi, ông đã chơi thành thạo nhiều loại nhạc cụ truyền thống, như: cồng chiêng, goong đinh, ting ning, pông pông… Đến nay, ông trở thành nghệ nhân và già làng trẻ nhất vùng, với vốn kiến thức phong phú, sâu rộng về văn hóa dân tộc Brâu. Trong các lễ hội văn hóa của xã, huyện, ông A Dua tham gia biểu diễn nhiều loại nhạc cụ, trong đó, nổi bật nhất là diễn tấu cồng chiêng, ting ning.

Theo ông A Dua, người Brâu có 2 loại chiêng đặc sắc là chiêng Tha và chiêng Gong. Đặc biệt, chiêng Tha không chỉ là nhạc cụ mà còn là biểu tượng cho quyền lực linh thiêng, được coi là thành viên trong gia đình và gìn giữ như báu vật. Mỗi khi chiêng tha vang tiếng sẽ mang đến những điều tốt lành, hạnh phúc cho gia chủ. Chính vì thế, nhiều năm qua, ông đã tuyên truyền, vận động bà con trong thôn gìn giữ, bảo tồn bộ chiêng quý của ông cha để lại. Nhờ đó, đến nay thôn có 10 bộ chiêng Tha (trong đó, có 2 bộ tập thể đặt trong nhà rông, 8 bộ cá nhân), 2 bộ chiêng Gong.

Ông A Dua giới thiệu cho thế hệ mầm non của dân tộc Brâu về văn hóa cồng chiêng. Ảnh: M.V

Vừa giới thiệu bộ chiêng, ông A Dua vừa nói: “Gia đình tôi cũng đang lưu giữ 2 bộ chiêng Tha. Trong đám cưới, cúng lúa mới… chúng tôi sẽ mang chiêng đến, chọn những người giỏi nhất để đánh. Tôi cũng là người phải thường xuyên kiểm tra bộ chiêng, nếu chúng bị lạc tiếng thì tìm cách chỉnh lại cho chuẩn”.

Không chỉ giỏi đánh chiêng, ông A Dua còn biết chế tác và sử dụng rất nhiều loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc như goong đinh, ting ning, pông pông… Nổi bật nhất là chiếc đàn ting ning được ông chế tác công phu, tỉ mỉ từ thân cây lồ ô và thường xuyên mang đi trình diễn tại các lễ hội. Tiếng đàn ting ning trong trẻo, du dương thể hiện khát vọng về tình yêu của các đôi nam nữ và sự ấm no, hạnh phúc trong cộng đồng dân tộc tại địa phương.

Để những nhạc cụ ấy không đi vào lãng quên, lúc rảnh rỗi, ông đều mang ra chỉ dạy cho con cháu trong gia đình và thanh niên của thôn. Việc làm này được nhiều người ghi nhận, biểu dương. Bà Y Thiêm - Trưởng thôn Đăk Mế cho biết: “Người tâm huyết với nhạc cụ dân tộc như ông A Dua thật hiếm thấy. Nhờ có ông mà lớp trẻ trong thôn biết đến đàn ting ning, pông pông, thực sự góp phần giữ gìn, phát triển văn hóa dân tộc Brâu”.

Từ năm 2012 đến nay, cứ 2 buổi/tháng, ông cùng các nghệ nhân ở thôn lại tập trung trong nhà rông để truyền dạy cồng chiêng kết hợp chế tác, sử dụng nhạc cụ truyền thống cho những thế hệ trẻ người Brâu. Ngoài việc giảng dạy kỹ thuật, ông luôn nhắc nhở thế hệ trẻ về tầm quan trọng của nhạc cụ truyền thống đối với văn hóa dân tộc, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình.

Ông còn vận động nhiều bà con trong thôn lưu giữ nghề truyền thống. Ảnh: MV

Điều đáng mừng là hiện nay, nhờ ông A Dua truyền dạy, nhiều bạn trẻ người Brâu nơi đây đã thành thạo chơi chiêng và biết chế tác một số loại nhạc cụ. Với ông A Dua, truyền dạy nhạc cụ truyền thống cho lớp trẻ chính là niềm vui lớn trong cuộc đời ông. “Khi giới trẻ có hứng thú với nhạc cụ và văn hóa truyền thống là họ đã ý thức được việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc ấy” - ông A Dua cho hay.

Em A Hứa (11 tuổi, ở thôn Đăk Mế, xã Pờ Y) - thành viên lớp cồng chiêng của ông A Dua chia sẻ: “Em rất tự hào khi được học đánh chiêng từ già làng A Dua, nhờ đó mà em thấy những cái hay trong nhạc cụ truyền thống dân tộc mình. Đến nay em đã biết đánh thuần thục 3 bài chiêng đặc trưng của người Brâu”.

Không dừng lại ở đó, nhiều năm qua, ông A Dua còn vận động bà con thôn Đăk Mế lưu giữ và phát huy nghề truyền thống. Ông kết hợp với các nghệ nhân trong thôn truyền dạy nghề đan lát, dệt thổ cẩm cho người dân. Nhờ đó, đến nay thôn có hơn 80% chị em phụ nữ biết dệt thổ cẩm, 70% đàn ông biết đan lát.

Với những đóng góp ấy, năm 2023, ông A Dua được UBND huyện tặng giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị nghề truyền thống của DTTS tại chỗ.

Bà Võ Thị Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND xã Pờ Y cho biết: “Già làng A Dua và các nghệ nhân ở thôn Đăk Mế là những “bảo tàng sống” về văn hóa truyền thống dân tộc Brâu. Những đóng góp của họ không chỉ cho cộng đồng người Brâu mà còn đưa những nét đẹp văn hóa ấy được biết đến nhiều hơn, góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Brâu”.   

Mai Vàng

Nguồn Báo Kon Tum - Đăng ngày 9/3/2024

TIN TỨC LIÊN QUAN

Kon Plông: Phát triển du lịch đặc thù, trở thành trung tâm du lịch xanh

Với chủ trương đúng đắn của địa phương, những năm gần đây, huyện Kon Plông tập trung khai thác những tiềm năng lợi thế để phát triển du lịch. Trong đó, chú trọng xây dựng điểm đến sinh thái, nghỉ dưỡng hấp dẫn, hướng đến mô hình du lịch xanh, bền vững, hài hòa với thiên nhiên.

Kon Plông: Gắn kết di sản văn hóa và du lịch cộng đồng

Từ nguồn lực di sản văn hóa, các mô hình du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Kon Plông đã hình thành, phát triển. Đặc biệt, thông qua du lịch cộng đồng đã góp phần bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn.

Khai thác tiềm năng du lịch để phát triển kinh tế

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 18/5/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI “về phát triển du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, ngành du lịch tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, đóng góp ngày càng rõ nét vào tăng trưởng kinh tế - xã hội trên địa bàn.

KON TUM – VÙNG ĐẤT HUYỀN THOẠI TỎA SÁNG TẠI TRIỂN LÃM “KHÔNG GIAN DU LỊCH, DI SẢN VĂN HÓA, DANH THẮNG VÀ SẢN PHẨM THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM”

Tối ngày 27/4/2025, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh thành phố Huế, Triển lãm “Không gian Du lịch, Di sản văn hóa, Danh thắng và Sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam” đã long trọng khai mạc, quy tụ 29 tỉnh, thành trên cả nước cùng những sắc màu văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc. Giữa dòng chảy đa sắc ấy, Kon Tum – vùng đất đại ngàn Tây Nguyên, với không gian trưng bày đầy tinh tế và chiều sâu, đã thực sự tỏa sáng, để lại dấu ấn mạnh mẽ trong lòng du khách.