Đảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban NguyễnĐảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban Nguyễn
Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5
Thác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang VũThác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang Vũ
Tiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế ĐứcTiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế Đức
Lợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn BanLợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn Ban
Hoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh TrungHoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh Trung
Nét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy ĐằngNét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy Đằng

CHỦ HOMESTAY H’NAM GYA ĐẠT “GIẢI NHÂN VẬT ẤN TƯỢNG” NĂM 2021


Ngày đăng: 19-11-2021

 Làng du lịch cộng đồng Kon Kơ Tu thành phố Kon Tum là ngôi làng cổ của người Ba Na (nhánh Jơ Lơng) nằm sát sông Đak Bla thơ mộng. Ngoài phát triển du lịch cộng đồng đang từng bước làm thay đổi cuộc sống đồng bào vùng quê nghèo,nơi đây còncó một “Lớp học miễn phí của vợ chồng A Kâm” vừa được trao giải “Nhân vật ấn tượng” giải báo chí toàn quốc lần thứ IV “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2021 tại thủ đô Hà Nội

Làm du lịch để bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc

 Homestay H’nam Gya- Nhà lưu trú của đôi vợ chồng A Kâm và Y Thoang làng Kon Kơ Tu xã Đăk R’va, thành phố Kon Tum là ngôi nhà sàn truyền thống đậm chất văn hóa người Ba Na đã và đang trở thành thương hiệu về điểm lưu trú cộng đồng “ấn tượng” đối với khách du lịch khi đến Kon Tum.

(A Kâm tham dự lễ trao giải “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2021 tại thủ đô Hà Nội-Ảnh do nhân vật cung cấp)

 “Theo tiếng Ba Na (Bah Hnar): H’nam có nghĩa là nhà; Gya là cỏ tranh. H’nam Gya là như một biểu tượng sơ khai, ban đầu của ngôi nhà sàn truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Lấy thương hiệu này để nhắc nhở bản thân, con cái và dân làng biết trân quí nét đẹp của giá trị văn hóa truyền thống cha ông ngày xưa để lại” A Kâm hồ hởi chia sẻ.

          (Giấy chứng nhận doBộ GD&ĐT cấp)

 Bên nhà sàn “mái tranh, vách nứa” khang trang, sạch sẽ mặt hướng ra sông Đak Bla êm đềm, chảy ngược, là bãi tắm “mộng mơ” của bao thế hệ gái trai làng Kon Kơ Tu. Hằng đêm, nơi này vẫn vang lên tiếng cồng chiêng luyện tập của đội cồng chiêng múa xoang do vợ chồng chủ Homestay H’nam Gya tổ chức luyện tập diễn tấu cồng chiêng và múa xoang “Tuy chưa được thường xuyên như lớp học “O đồng” nhưng mỗi lần tập trung tập luyện như vậy bà con rất vui, hãnh diện, tự hào và thêm hiểu hơn về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESSCO công nhận là “Di sản đại diện của nhân loại” A Kâm cho biết thêm.

Mở lớp học “Miễn phí” ươm uớc mơ thoát “cái nghèo” cho “Kon Plei-Dân làng”

 Thấu hiểu sự thiếu thốn và khó khăn của trẻ em vùng quê, mong có một nơi để các em nhỏ trong làng vui chơi an toàn, mà không quên việc học cái chữ nên “lớp học miễn phí của vợ chồng A Kâm” ra đời. Những ngày đầu nhiều khó khăn, thách thức dần vợ chồng khắc phục, lớp học ấy lúc nào đầy ắp tiếng nói, cười ê a của đám trẻ làng.

Tháng 11 tiết trời Kon Tum trở nên “nhõng nhẽo” lạ thường, cái xe lạnh của tiết trời lập đông như đang đến bỗng bất chợt trời lại đổ mưa…

 Nhưng không khí hôm nay tại Homestay H’nam Gya bỗng trở nên ấm cúng hơn. Có lẽ hôm nay vợ chồng anh nhận được tin vui, bởi vì mọi sự cố gắng,từng bước vượt qua khó khăn cả về kinh tế lẫn dịch bệnh Covid -19 hoành hành, vừa vận hành công việc kinh doanh du lịch Homestay vừa đảm bảo duy trì lớp học cho các em nhỏ trong làng nay đã được ghi nhận.

 Ngày 13 tháng 11 năm 2021 vừaqua tại thủ đô Hà Nội vợ chồng anh vinh dự được Ban tổ chức bình chọn là “Nhân vật tiêu biểu” tại Lễ traogiải báo chí toàn quốc lần thứ IV “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2021 doBộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức.

 “Thành quả” này càng có ý nghĩa cổ vũ tinh thần rất kịp thời với cô giáo mầm non Y Thoang – bạn đời của A Kâm khi ngày Hiến chương nhà giáo Việt Nam 20/11 đang đến gần,giải thưởng là món quà ý nghĩa tiếp thêm sức mạnh để vợ chồng trẻ thêm vững tin tiến về phía trước vừa phát triển kinh tế vừa giúp đở bà con, dân làng đặc biệt truyền cảm hứng tích cực cho cộng đồng.

(Một góc Homestay H’nam Gya lúc về đêm. Ảnh: Tâm Siu)

 Hy vọng với sự ghi nhận này cuả báo chí, sự tin cậy của du khách thập phương cũng như niềm tin yêu của bà con dân làng đặc biệt là các bạn nhỏ trong “Lớp học miễn phí của vợ chồng A Kâm” sẽ được tiếp thêm thêm “sức mạnh tinh thần” vượt mọi khó khăn, quyết tâm “học để biết cái chữ”, để khi lớn lên trở thành công dân có ích cho gia đình cho buôn làng.Biết chữ để biết làm kinh tế để thoát cái nghèo.

 “Danh hiệu “Nhân vật ấn tượng” vợ chồng em xin được gửi lời cảm ơn và chia sẻ niềm vui này với tất cả bà con dân làng” chị Y Thoang rụt rè nói nhỏ(vì mắc cỡ…)

(Thiếu nữ Ba Na – Làng Kon Kơ Tu thành phố Kon Tum. Ảnh: Tâm Siu)

Mô hình kinh doanh du lịch cộng đồng nói chung và Homestay H’nam Gya của vợ chồng A Kâm nói riêng đang đi đúng đắn, đạt kết quả bước đầu tốt đep, tạo tiền đề tốt cho sự phát triển du lịch cộng đồng bền vững.  Cả làng hiện nay có 06 hộ đăng ký kinh doanh dịch vụ lưu trú Homestay đa số chủ nhân đều là người dân tộc thiểu số tại chỗ đứng tên đăng ký kinh doanh cung cấp dịch vụ du lịch.

Homestay H’nam Gya đã vận dụng khéo léo, kết hợp kinh doanh du lịch cộng đồng với bảo tồn văn hóa truyền thống, lồng ghép, đưa: âm nhạc dân gian, văn hóa ẩm thực của dân tộc Ba Na thành những “món ăn vật chất và tinh thần” đáng quý và thú vị,đáp ứng nhu cầu trải nghiệmvăn hóa của du khách khi đặt chânđến Kon Tum.

Tâm Siu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

         

TIN TỨC LIÊN QUAN

Hà Giang và Hội An nằm trong những điểm đến đẹp nhất thế giới

(TITC) - Tạp chí Time Out của Anh vừa qua đã công bố danh sách 44 điểm đến đẹp nhất thế giới, được đánh giá bởi những du khách giàu kinh nghiệm. Hai điểm đến Hà Giang và Hội An của Việt Nam nằm trong danh sách này.

Kon Plông: Phát triển du lịch đặc thù, trở thành trung tâm du lịch xanh

Với chủ trương đúng đắn của địa phương, những năm gần đây, huyện Kon Plông tập trung khai thác những tiềm năng lợi thế để phát triển du lịch. Trong đó, chú trọng xây dựng điểm đến sinh thái, nghỉ dưỡng hấp dẫn, hướng đến mô hình du lịch xanh, bền vững, hài hòa với thiên nhiên.

Kon Plông: Gắn kết di sản văn hóa và du lịch cộng đồng

Từ nguồn lực di sản văn hóa, các mô hình du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Kon Plông đã hình thành, phát triển. Đặc biệt, thông qua du lịch cộng đồng đã góp phần bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn.

Khai thác tiềm năng du lịch để phát triển kinh tế

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 18/5/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI “về phát triển du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, ngành du lịch tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, đóng góp ngày càng rõ nét vào tăng trưởng kinh tế - xã hội trên địa bàn.